QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex)

Ngày cập nhật: 08/03/2012
Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy, thuộc Văn phòng luật sư Hoàng Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex)-là Bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với Nguyên đơn là Ngân hàng cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

--------------*---------------

 

QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho

Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex)

 

Kính thưa HĐXX,

 

Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy, thuộc Văn phòng luật sư Hoàng Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex)-là Bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với Nguyên đơn là Ngân hàng cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cụ thể như sau:

 

Ngày 20/9/2006 Toà phúc thẩm-TANDTC tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ án và quyết định huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm số 45 ngày 1/6/2006  của Tòa án nhân dân thành phồ Hà Nội để giao về cho Toà án Hà Nội xét xử  lại vụ án vì có nhiều tình tiết mà toà án cấp sơ thẩm chưa điều tra chưa dầy đủ và tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Do đó phiên toà sơ thẩm lần này không phải là phiên toà theo thủ tục bình thường mà phiên toà giải quyết những vấn đề mà bản án phúc thẩm đã xác định.

 

Luận cứ 1. Do đó vấn đề thứ nhất là xác định yêu cầu giải quýet của toà án cấp sơ thẩm lần này.

 

Căn cứ vào bản án phúc thẩm thì toà án cấp sơ thẩm lần này có nhiệm vụ làm rõ các vấn đề mà Toà án cấp phúc thẩm đã đặt ra  Cụ thể:

- Thứ nhất là liên quan đến HĐ số 22 ký ngày 28/11/1995. “Vì HĐ này được lập sau ngày pháp nhân là Cong ty XNK Vietranimex đã hợp nhất với công ty khác nên không đúng với tư cách pháp nhân nữa, cho nên cần làm rõ vào thời điểm 27/11/1995 ông Phương còn làm giám đốc không, con dấu còn hiệu lực không? “ (trang 5 bản án phúc thẩm).

-Thứ hai liên quan đến việc có thật là còn thiếu 1 triệu USD để thanh toán LC số 0443 và phải ký nhận nợ thanh toán bằng HĐ 22 ngày 28/11/1995 hay không “vì tại văn bản ngày 25/8/1995 thì thể hiện Công ty này chỉ đề nghị vay 1, 5 triệu USD và phía bên Bị đơn cũng đã chứng minh đã trả hết và trả trước khi đến hạn thanh toán L/C. Nhưng Nguyên đơn không thừa nhận vấn đề này cần làm rõ “ (trang 5 bản án phúc thẩm).

Thứ ba liên quan đến nghĩa vụ chứng minh của Nguyên đơn: Bản án phúc thẩm xác định nhiệm vụ của toà án sơ thẩm như sau: “Để làm rõ vấn đề này HĐXX thấy cần phải yêu cầu Nguyên đơn xuất trình chứng cứ về việc giải ngân khoản tiền đã trả và khoản tiền nhập. Tại phiên toà NĐ có xuất trình Thư điện tử gửi tiền nhueng chưa có căn cứu để xác nhận tình tiết này mà phải có điều tra xác minh từ người được hưởng quyền lợi từ nước Đức khoản tiền này xem họ nhận được chưa? ” (trang 5)

- Thứ tư liên quan đến việc thanh toán HĐ 20 theo 2 khoản tiền là: Khoản tiền tổn thất hàng hoá là 57.870,41USD do Công ty bảo hiểm Đức bồi thường cho Công ty Vietranimex đã đề nghị chuyển vào tài khoản của Ngân hàng và khoản tiền hàng bị giao thiếu và giao sai chủng loại là 132,145USD căn cứ kết quả giám định của Công ty hàng hoá XNK Việt Nam (Vinacontrol) mà ông Đặng Văn Phương đã đề nghị Ngân hàng trừ  khi tháo khoán L/C (tức là giữ số tiền này lại khi thanh toán L/C).

Sở dĩ mà bản án phúc thẩm đặt ra 4 vấn đề cần phải điều tra xác minh làm rõ vì bản án phúc thẩm nhận định: “ Tất cả những vấn đế trên chưa đựoc cấp sơ thẩm xem xét đánh giá tính  hợp pháp của các hợp đồng tín dụng và việc thanh toán L/C cho người hưởng lợi hya chưa mà chủ yếu chỉ dựa trên cơ sở chứng từ của hia văn bản HĐ 20 và 22 và cho đó là hợp pháp và dựa vào lời khai của phía bị đơn đã ký khất nợ để ra bản án là thiếu căn cứ xác đáng”.

Theo quan điểm của luật sư hoàn toàn nhất trí với quyết định của bản án phúc thẩm vì tại phiên toà phúc thẩm phía bên Bị đơn đã cung cấp rất nhiều tài liệu chứng cứ để phản bác lại yêu cầu khởi kiện của Nguyên hàng đồng thời những tài liệu này cũng là chứng cứ chứng minh việc Ngân hàng đòi Bị đơn thanh toán số tiền tương đương 38 tỷ  đồng từ hai HĐ tín dụng 20 và 22 là không có căn cứ và không hợp pháp.

Luận cứ 2: Sau khi xác định được nhiệm vụ của toà án cấp sơ thẩm làn này. Tôi xin trình bày quan điểm liên quan đến nghĩa vụ chứng minh của các bên để thực hiện quyết định của bản án phúc thẩm  và đánh giá chứng cứ do các bên cùng cấp thì thấy như sau.

Về phía Nguyên đơn;

- Vì vụ kiện này do Ngân hàng khởi kiện nên căn cứ điều 165 BLTTDS quy định người khởi kiện phải có nghĩa vụ  cung cấp “tài liệu chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Căn cứ điều 79 BLTTDS quy định nghĩa vụ chứng minh như sau: “Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi  ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ đê chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”.

Tại giai đoạn giải quyết sơ thẩm lần này của Toà án Hà Nội, mặc dù tòa án đã yêu cầu nhiều lần nhưng  phía Nguyên đơn đã không cung cấp được chứng cứ mà Toà án cấp phúc thẩm yêu cầu đó là :

- Một là: Chứng cứ xác nhận về việc đã thanh toán tiền cho người có quyền lợi ở bên Đức hai hợp đồng tín dụng mà Nguyên đơn kiện đòi Bị đơn bản chẩt là giấy xác nhận nợ bắt buộc để thanh toán L/C trả chậm cho 10.000 tấn sắt xây dựng nhập khẩu. Đúng như bản án phúc thẩm nhận định” Về loại hợp đồng này còn gọi là hợp đồng vay bắt buộc” (trang 5). Nhận định này cũng phù hợp với lời thừa nhận của Nguyên đơn tại phiên toà sơ thẩm ngày 1/6/2006 là” thực chất HĐ 20 và 22 là hai giấy nhận nợ bắt buộc để thanh toán L/C” (BL…) và cũng phù hợp với chứing cứ có trong hồ sơ vụ án là không có bằng chứng về việc Ngân hàng xuất tiền cho Công ty Vietranimex vay, Đơn xin mở tín dụng thư ngày 14/10/1994 do ông Đặng Quang Phương chức vụ Tổng giám đốc Công ty Vietraninex ký gửi Ngân hàng Eximbank đề nghỉ mở L/C trị giá 2.780 .000 USD trả chậm 270 ngày kể từ ngày ký vận đơn để thanh toán tiền nhập khẩu 10.000 tấn thép mua của Công ty Neue Coutinho Co. Tranding GMBH (CHLB Đức).

- Và hai là: Chứng cứ để chứng minh được tính hợp pháp của HĐ số 22 ngày 28/11/1995 và vì sao lại phải ký văn bản này khi vào ngày 22/8/1995 Công ty Vietranimex chỉ còn thiếu 1,5 triệu USD nên đã ký văn bản HĐ tín dụng 20.

Tóm lại phía Nguyên đơn không có tài liệu gì như yêu cầu của bản án phúc thẩm đặt ra (tuy có cung cấp thêm 1 số tài liệu nhưng không đúng và chưa đáp ứng được yêu cầu mà bản án phúc thẩm đã đặt ra). Ví dụ:

Tại giai đoạn này Nguyên đơn có cung cấp thêm 1 số chứng cứ là công văn của Công ty Vietranimex gửi Eximbank đề nghị gia hạn 1.000.000USD đến ngày 30/11/1995. Tuy nhiên Nguyên đơn lại không cung cấp được bản hiệu chỉnh L/C số 443 (bản L/C này đã có hai bản hiệu chỉnh vào ngày 28/10/1994 và 4/11/1994). Do vậy nếu thiếu bản hiệu chỉnh về gia hạn thời hạn thanh toán thì khồng có căn cứ để giải thích tại sao lại có hai HĐ tín dụng trong khi điều kiện thanh toán L/C là 1 lần bằng 100% giá trị khi đến hạn.

Căn cứ  khoản 4 điều 79 BLTTDS quy định :” Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ”. Tôi đề nghị HĐXX áp dụng điều luật này để xác định: Nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ để chứng minh đã thanh toán tiền L/C số 0443 cho người hưởng lợi (thậm chí sự xác nhận của Ngân hàng BHF –CHLB Đức là Ngân hàng của người bán vàd có quan hệ giao dịch nghiệp vụ với Ngân hàng Eximbank cũng không lấy được). Vì thế đã đặt ra câu hỏi có khả năng món nợ thanh toán L/C trả chậm của Công ty Vietranimex đã được xóa nợ khi người bán được biết Công ty này đã bị chấm dứt pháp nhân chắng hạn. Bởi vì thời kỳ 1994-1995 cũng có một số doanh nghiệp Việt Nam nợ nứoc ngoài bằng việc mua hàng theo các tín dụng thư trả chậm và sau đó được xoá nợ. Đưong nhiên những giả thiết này cần phải được xác minh làm rõ thêm nhưng nếu không có tài liệu gì về việc thanh toán L/C cho bên Đức thì coi như hợp đồng tín dụng (thực chất là hai giấy nhận nợ bắt buộc) chưa phát sinh hiệu lực. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về Nguyên đơn. Có nghĩa là Nguyên đơn chưa đủ điều kiện để khởi kiện đòi tiền Bị đơn theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 168 BLTTDS.

Mặt khác về HĐ 22 ngày 28/11/1995-là tài liệu do Nguyên đơn cung cấp cho toà án. Mặc dù bản án phúc thẩm nhận định chỉ có HĐ 20 là có thật còn HĐ số 22 ngày 28/11/1995 được ký sau ngày pháp nhân đã bị chấm dứt. Tuy nhiên theo các lời khai của Nguyên đơn trong các giai đoạn giải quyết tại toà án thì Nguyên đơn lại chỉ đòi tiền nợ theo HĐ số 22 ngày 30/11/1995 chứ không đòi HĐ 22 ngày 28/11/1995 và số tiền nợ cũng khác nhau cụ thể theo tài liệu HĐ 22 ngày 28/11/1995 có trong hồ sơ thì số tiền ghi trong HĐ là 1 triệu USD trong khi số tiền mà Nguyên đơn đòi theo HĐ 22: ngày 30/11/1995 chỉ là 973.745,03 USD. Bị dơn cũng không thừa nhận có bản HĐ này.

-Việc Bị đơn bác bỏ HĐ số 22 ngày 30/11/1995 hoàn toàn có cơ sở để chấp nhận bởi vì:

Tại đơn khởi kiện, tại phiên tòa, trong quá trình giải quyết Ngân hàng chỉ yêu cầu tòa án giải quyết HĐ số 22 ngày 30/11/1995 nh­ưng HĐ này không hề có trong hồ sơ vụ án (không hề tồn tại). Tại BL 134 đại diện Ngân hàng khai là "HĐ này đư­ợc ký ngày 28/11/1995, lúc đầu ký đề là HĐ số 21 nh­ưng sau đó đã sửa ngay thành HĐ 22 ngày 28/11/1995. Số tiền theo HĐ là 1 triệu USD nh­ng thực tế ngày 30/11/1995 giải ngân và đơn vị chỉ nhận nợ số tiền 973.745,30 USD"  là không có căn cứ vì không có tài liệu nào trong hồ sơ phù hợp với lời khai trên.

Do đó căn cứ điều 81 BLTTDS quy định về chứng cứ như sau: “ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự ..cung cấp cho toà án mà toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu càu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không”. Tôi đề nghị HĐXX không xem xét yêu cầu của Nguyên đơn liên quan đến HĐ 22 ngày 30/11/1995 với số tiền 973,645,03 USD vì không có thật (tức không tồn tại) không có trong hồ sơ vụ án và Bị dơn cũng không thừa nhận.

- Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Nguyên đơn có xuất trình điện chuyển tiền để chứng minh đã chuyển tiền cho ngân hàng BHF. Bị đơn không chấp nhận văn bản này vì là bản tiếng Anh chưa được dịch sang tiếng Việt và chứng thực hợp pháp. Mặt khác đây chỉ là tài liệu của ngân hàng chứ không phải là chứug cứ của người bán nước ngòai đã nhận tiền thanh toán cho lô hàng nhập khẩu 10.000 tấn sắt. Qua nghiên cứu sơ qua thì thấy như sau: Trong tài liệu này không thể hiện tên người hưởng lợi là Công ty Neue Coutinho cargo-co, trading GMBH, ngày thanh toán L/C là ngày 28/8/1995 và 30/11/1995 trong khi ngày đáo hạn là 30/8/1995, số tiền thanh toán 2 đợt: 1.873.871,58USSD+1.016.605,83= 2.890.477,41 USSD trong khi trị giá L/C chỉ là 2.780.000 USSD), địa chỉ giao dịch của Ngân hàng nước ngòai của người bán là ở ở FRANKFURT  (CHLB Đức) trong khi trong văn bản này lại ghi là New York…Do có nhiều điểm mâu thuẫn không phù hợp với L/C nên ngay tại phiên toà phúc thẩm chúng tôi không chấp nhận và hiện nay cũng không chấp nhận tài liệu này. Căn cứ cam kết bảo lãnh của Ngân hàng và Quy chế vay và trả nợ nư­ớc ngoài (điều 19), chúng tôi đề nghị Tòa án yêu cầu Ngân hàng phải xuất trình các chứug từ mà Ngân hàng đã thanh toán cho bên nư­ớc ngòai liên quan đến L/C số 0443. Mục đích để vụ việc đ­ược minh bạch rõ ràngg Bị đơn cũng cần biết Ngân hàng đã thanh toán cho bên nư­ớc ngòai là bao nhiêu  tiền.

Về phía Bị đơn:

Về phía Bị đơn đã cung cấp được các chứng cứ theo yêu cầu của bản án phúc thẩm cụ thể như sau:

* Chứng cứ chứng minh sau ngày 27/11/1995 ông Đặng Quang Phương không còn làm chức vụ Tổng giám đốc Công ty mới (Côngty XNK cung ứng vật tư vận tải 1 –Vietranimex 1. Đó là:

- Xác nhận của ông Phương ngày 10/10/2006 gửi Toà án phúc thẩm-TANDTC trong đó ông Phương thùa nhận: “Sau khi hợp nhất pháp nhân tôi không còn làm Tỏng giám đốc pháp nhân mới nữa”. Đơn này của ông Phương là để phục vụ cho 1 vụ kiện khác tại thời điểm 1 năm trước đây khi ông Phương không còn làm cho Vietracimex từ ngày 27/11/1995 và được UBND xác nhận về hộ khẩu thưởng trú nên hoàn toàn khách quan. Do vậy tôi đề nghị HĐXX xác định tài liệu này là chứng cứ để chứng minh sau ngày 27/11/1995 ông Phương có làm giám đóc nữa không mà bản án phúc thẩm đã đặt ra. Vì Ngân hàng yêu cầu Bị đơn phải trả tiền theo 2 HĐ tín dụng mà ông Phương ký nên đáng ra nghĩa vụ chứng minh vẫn đề này thuộc về Ngân hàng. Nhưng tại phiên toà hôm nay Nguyên đơn không cung cấp được tài liệu nào để chứng minh.

-  Xác nhận tại văn bản số 626/TMXD ngày 30/6/2007 Giải trình về người đại diện theo pháp luật và tư cách pháp nhân của Công ty XNK VT TB GTVT 1 sau ngày 27/11/1995 của ông Võ Nhật Thăng-người được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Công ty mới. Tại văn bản này ông Thăng đã khẳng định: “Tại Quyết định 5447/ QĐ-TCCB-LĐ ngày 30/12/1995 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chính thức bổ nhiệm tôi (Võ Nhật Thăng) làm Tổng giám đốc  Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Thiết bị Giao thông vận tải 1. Trên thực tế tôi thực thi quyền Tổng giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước mới ngay từ sau ngày 27/11/1995 vì thành phần các cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp pháp nhân mới đã được Bộ GTVT có dự kiến từ khâu lập đề án thành lập  Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Thiết bị Giao thông vận tải 1 trên cơ sở hợp nhất hai doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Sản xuất Cung ứng Vật tư Giao thông vận tải và Công ty XNK vật tư thiết bị đường thủy nhiều thời gian trước khi ban hành Quyết định 4894. Theo dự kiến của Bộ thì ông Đặng Văn Phương cũng không có trong dự kiến nhân sự làm Tổng Giám đốc của Công ty mới.

Việc Bộ ký Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc chính thức bị kéo dài là do thủ tục hành chính (cụ thể ngày 1 và 2/12/1995 Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đã họp ra Nghị quyết về việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT các Tổng công ty và công ty, nhưng phải đến ngày 30/12/1995 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải mới ký Quyết định 5447 bổ nhiệm chính thức tôi Võ Nhật Thăng chức vụ Tổng Giám đốc), còn thực tế tôi đã giữ chức vụ Tổng giám đốc pháp nhân mới từ sau ngày 27/11/1995” . Lời khai của ông Thăng cũng phù hợp với lời xác nhận của ông Phương tại Đơn ngày 10/10/2006.Như vậy có căn cứ đẻ xác định thời điểm ông Phường ký HĐ thứ hai vay 1 triệu USD ông Phương không phải là tư cách đại diện pháp nhân  nên không thể xác định khoản nợ này là của pháp nhân mới.

* Chứng cứ để chứng minh sau ngày 27/11/1995 tuy vẫn sử dụng con dấu cũ của Công ty Vietranimex cho đến ngày 15/11/1996 nhưng chỉ liên quan đến việc giải quyết công nợ tồn đọng chứ không giao kết hợp đồng kinh tế mới đó là:

- Công văn số 3471/TCCB-LĐ ngày 9/11/1996 v/v. gia hạn đăng ký kinh donah và khắc dấu Công ty Vietracimex No. 1 của Bộ giao thòng vận tải gửi Sở Kế hoạch và đầu tư tp. Hà Nội và Công an TP. Hà Nội có nội dung: “Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Thiết bị Giao thông vận tải 1 là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 4894 ngày 27/11/1995 của Bộ giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất Công ty XNK Cung ứng Vật tư Giao thông Vận tải  và Công ty XNK Vật tư thiết bị đường thủy.

Trong hai đơn vị hợp nhất có một đơn vị làm ăn thua lỗ, vì vậy về mặt tài chính chưa được quyết toán. Đến nay các công nợ mới giải quyết một phần nên Bộ GTVT cho phép tổ chức mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy, Bộ Giao thông vận tải cho phép Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị Giao thông vận tải 1 được gia hạn đăng ký kinh doanh và khắc dấu theo tổ chức mới đến hết ngày 31/12/1996”. Tại văn bản này một lần nữa Bộ giao thông vận tải khẳng định thời điểm chấm dứt pháp nhân của  Công ty Xuất nhập khẩu Cung ứng Vật tư Giao thông Vận tải vào ngày 27/11/1995. Tại văn bản này khẳng định Công ty Vietranimex thì bị chấm dứt tư cách pháp nhân bằng quyết định 4894 ngày 27/11/1995 và sau ngày 27/11/1995 Công ty mới chưa có tư cách pháp nhân. Do đó giả sử có ký HĐ kinh tế thì cũng bị vô hiệu.

- Biên bản giao nộp con dấu vào ngày 15/11/1996 hai con dấu của hai pháp nhân cũ mới được giao nộp cho Cơ quan công an. Do đó những tài liệu giao dịch sau ngày 27/11/1995 do Nguyên đơn cung cấp cho toà có đóng con dấu của pháp nhân cũ( Công ty XNK Cung ứng Vật tư Giao thông Vận tải) nhằm chứng minh Công ty này vẫn tồn tại là không đúng vì tuy có đóng dấu nhưng không có nghĩa là pháp nhân này vẫn tồn tại.

* Chứng cứ chứng minh từ ngày 15/11/1996 Công ty mới mới di vào hoạt động và có tư cách pháp nhân:

- Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty XNK VT TB GTVT 1 được Sở KH và ĐT TP. Hà Nội cấp ngày 15/11/1996.

Vì vào thời điểm năm 1995 Công ty này là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ GTVT nên Bộ có thẩm quyền ra quyết định thành lập mới. Vì Cong ty này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật DNNN năm 1995 nên căn cứ khoản 3 điều 17 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 quy định: “ Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, nên pháp nhân mới –là Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Thiết bị Giao thông vận tải 1 chỉ có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm 15/11/1996 (gần 1 năm sau). Trên thực tế thì chỉ từ ngày 15/11/1996 pháp nhân mới này mới chính thức hoạt động, còn thời gian sau ngày 27/11/1995 đến ngày 15/11/1996 chỉ giải quyết công nợ liên quan đến các hợp đồng kinh tế đã giao kết trước ngày có Quyết định 4894 về hợp nhất pháp nhân.

- Chứng cứ chứng minh trong thời gian từ 27/11/1995 đến 15/11/1996  trong các văn bản giao dịch không thấy Ngân hàng Eximbank nhắc đến hợp đồng tín dụng số 22 ngày 30/11/1995 hay số 21 ngày 28/11/1995 mà chỉ đề cập đến HĐ 20 hoặc số nợ tổng hợp. Nhất là Biên bản làm việc ngày 17/12/1995 có đại diện của Ngân hàng thì cũng không nói gì HĐ 22. Do đso có căn cứ để XD là pháp nhân mới cũng không biết gì về HĐ 22.

 Tóm lại:

- Căn cứ  điều 80 BLTTDS quy định về chứng cứ, tôi đề nghị HĐXX xác định những tài liệu nêu trên là chứng cứ mà phía Bị đơn đưa ra để thoả mãn các yêu cầu mà bản án phúc thẩm đặt ra và để làm căn cứ xác định sự phản đối của Bị đơn đối với yêu cầu của Nguyên đơn. Đồng thời căn cứ vào khoản 2 điều 79 BLTTDS quy định: “Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh”. Tôi đề nghị HĐXX xác định đây cũng là chứng cứ để bác bỏ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đối với HĐ 22 ngày 28/11/1995.

-Vào thời điểm ký HĐ này thì ông Phương không phải là đại diện pháp nhân cả cũ và cả mới do đó HĐ này" bị vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền" theo quy định tại điểm c khỏan 2 điều 8 Pháp lệnh HĐKT. Căn cứ điều 145 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hậu qủa của giao dịch dân sự do "người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện". Vì 2 HĐ này không được bàn giao lại cho pháp nhân mới nên Ban lãnh đạo không thể biết được ông Phương ký HĐ khi đã chấm dứt tư cách đại diện theo pháp luật của công ty cũ.

-Điều 99 Bộ luật dân sự 2005 quy định "pháp nhân  chấm  dứt một trong các hình thức sau: hợp nhất". Do đó khi Công ty Vietranimex bị hợp nhất thì pháp nhân đã bị chấm dứt. Do đó các văn bản do ông Phương ký thậm chí có đóng dấu của Công ty Vietranimex cũ sau ngày 27/11/1995 cho đến tận đầu tháng 1 năm 1995  mà đại diện Ngân hàng xuất trình tại phiên tòa hôm nay đã bị Bị đơn bác bỏ không thừa nhận là có căn cứ. Vì tư cách của ông Đặng Văn Phương sau ngày 27/11/1995 không phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân mới. Căn cứ khoản 1 điều 43 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:" Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập". Và khoản 1 điều 145 Bộ luật dân sự quy định "hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện".

Luận cứ thứ ba:  Tôi xin trình bày quan điểm liên quan đến việc phía bên Bị đơn đã  trả hết và trả trước khi đến hạn thanh toán L/Cdo đó không có lý do gì mà phải cần ký văn bản HĐ 22 ngày 28/11/1995 để nhận nợ 1 triệu USD.

* Căn cứ đơn khởi kiện Nguyên đơn khai rằng: Đến thời hạn thanh toán do thiếu tiền nên Công ty Vietranimex đã đề nghị Ngân hàng cho vay theo 2 HĐ tín dụng số 20 và 22 số tiền 2.473.745,30USD. Như vậy đây là bằng chứng chứng minh có việc trả trước hạn thanh toán L/C thì mới có chuyện khi đến hạn thanh toán chỉ vay như vậy chứ  nếu không thanh toán toán trước thì đã phải nhận nợ 100% trị giá HĐ. Căn cứ khoản 2 điều 80 BLTTDS quy định: “ Một bên đương sự thừa nhận thì bên kia không phải chứng minh”.

* Mặt khác cũng căn cứ Đơn khởi kiện ngày 26/7/2004 của Nguyên đơn, Bản tự khai ngày 17/1/2007 và các lời khai khác của Nguyên đơn thì xác định ngày 14/10/1994 Công ty Vietranimex có ký HĐ nhập khẩu 10.000 tấn thép xaay dựng của Công ty CHLB Đức điều kiện  thanh toán chậm 270 ngày kể từ ngày ký vận đơn. Ngày 27/10/1994 theo đề nghị của Công ty Vietranimex đại diện là ông Đặng Quang Phương, Ngân hàng Eximbank có mở L/C trả chậm số 0443 trị giá 2780.000 USD thời hạn thanh toán là 270 ngày kể từ ngày ký vận đơn đường biển và điều kiện thanh toán là 100% trị giá hoá đơn vào ngày đáo hạn. Trong hồ sơ thể hiện có lần sửa đổi L/C 0443 đó là:

- Bản sửa đổi L/C số 1 vào ngày 14/10/1994 căn cứ công văn số 1180/KD v/v. Sửa đổi tín dụng thư của Công ty Vietranimex gửi Ngân hàng Eximbank đơn xin sửa đổi tín dụng thư thoe yêu cầu của bên thụ hưởng về ngày hết hạn kéo dài đến 15/11/1994 và ngày giao hàng chậm nhất 31/10/1994..

- Bản sửa đổi L/C số 2 vào ngày 4/1/1994 về các vấn đề: 1)Đọc lại tên đầy đủ của Người hưởng lợi (thêm chữ Cargo); 2) Đoạn 1 và 2 của phần hướng dẫn của Ngân hàng thông báo sửa lại 3) sửa lại phần các chứng từ 4) mô trả hàng hoá 5) điều khoản giao hàng 6) điều khoản đặc biệt.

Như vậy nếu có sự thay đổi về thời hạn thanh toán (cụ thể làm hai đợt: đợt 1: 1,5 triệu USD vào ngày đáo hạn còn 1 triệu USD vào ngày 30/11/1994 thì phải có bản sửa đổi L/C số 3 như 2 lần trước thì mới có giá trị. Vì không có tài liệu này do đó không có căn cứ là phải thanh toán 1 triệu USD vào ngày 30/11/1995.

-Chứng cứ chứng minh không có căn cứ để xác định Công ty Vietranimex còn thiếu 1 triệu USD để thanh toán LC số 0443 đó là Biên bản làm việc ngày 5/8/1995 có đại diện của các bên thì thể hiện Công ty Vietranimex đã tiêu thụ được 5.057.645 tương đương 1.830.000 USD trong đó Ngân hàng giữ  880.000 USD, còn 10,4 tỷ đồng Công ty sử dụng để trả tiền thuế nhập khẩu. Tài liệu này do Nguyên đơn nộp cho tòa án do đó là chứng cứ chứng minh vào thời điểm 5/8/1995 trước thời hạn thanh toán L/C (ngày 28/8/1995) thì Công ty Vietranimex đã thanh toấn 880.000 USD. Do đó ngày 22/8/1995 mới chỉ vay 1, 5 triệu USD phù hợp với nhận định của bản án phúc thẩm. Căn cứ Biên bản làm việc ngày 5/8/1995 nêu ở trên thì số nợ này đã đư­ợc đảm bảo bằng số sắt thép trong kho (4.543.247 kg tư­ơng đư­ơng với số tiền nhận nợ). (Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện Ngân hàng cũng xác nhận là có tài sản thế chấp theo 2 HĐ tín dụng số 20 và 22).

- Cần nói thêm rằng ngay từ trước khi tiến hành cổ phần hoá. Tổng công ty TM và XD cũng đã có văn bản đề nghị Cơ quan công an điều tra làm rõ những hợp đồng tín dụng của Công ty Vietranimex trước đây. Từ đó có cơ sở để thấy sự nghi vấn của pháp nhân mới là có thể là sự thông đồng giữa ông Phư­ơng với Ngân hàng để giúp Ngân hàng che đậy sự thất thoát của các khế ­ước trư­ớc đây đã vay của Ngân hàng Eximbank sai nguyên tắc và cũng có thể là hành vi thông đồng với Ngân hàng để "rửa tiền"!. Hiện nay Cơ quan điều tra vẫn đang tiến hành xem xét theo đơn yêu cầu của Tổng công ty TM và XD trước khi cổ phần hóa. Cơ quan điều tra cũng có công văn trả lời theo yêu cầu của Tòa án Hà Nội là cũng có những dấu hiệu của hành vi làm trái quy định về quản lý kinh tế của Ban lãnh đạo Công ty Vietranimex và Ngân hàng trước đây.

- Mặt khác căn cứ vào các tài liệu mà Bị đơn cung cấp tại phiên toà phúc thẩm ngày 6/10/2006 thì Công ty Vietranimex đã nhân lô thép 10.000 tấn vào tháng 1/1995 và đã tiêu thụ và nộp tiền cho Ngân hàng tính từ  6/1/1995 đến 24/8/1995  Công ty đã trả cho Ngân hàng số tiền 1.982.425,09 USD. Do vậy Bị đơn yêu cầu Nguyên đơn phải trả khoản tiền lĩa suất do đã được sử dụng tiền trước thời hạn thanh toán. Só tiền lãi cụ thể là:

- Cũng căn cứ số liệu nêu trên thì Công ty đã nộp cho Ngân hàng gần 3 triệu USD. Như vậy là đã hết giá trị L/C. Tai phần thủ tục tôi đã trình bày ý kiến phản bác của bị đơn cho rằng không còn nợ bởi số tiền nợ thanh toán L/C đã được trả bằng việc bán lô sắt 10.000 tấn nhập khẩu.

- Do việc Ngân hàng mở L/C trả chậm là nghiệp vụ bảo lãnh có tài sản thế chấp theo quy định của Ngân hàng nhà nước (quyết định 196 ngày 19/6/1994) do đó sau khi bắt Công ty Vietranimex nhận nợ thì Ngân hàng  phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi  nợ - là tiền mà Ngân hàng đã phải thanh toán cho người bán nước ngòai khi đến ngày đáo hạn.

Tóm lại: căn cứ vào các chứng cứ  và lập luận nêu trên tôi  đề nghị HĐXX xác định có việc Công ty Vietranimex thanh toán trước thời hạn L/C. Thậm chí là đã thanh toán xong, còn việc Ngân hàng điều chuyển tiền bán lô thép vào các HĐ tín dụng khác là trái với quy định của Đơn xin mở L/C. HĐ tín dụng và quy định pháp luật thời đó cụ thể là:Theo quy định của Nghị định số 58 thì việc bảo lãnh phải tuân theo quy chế bảo lãnh (Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 196 ngày 19/6/1994 của Ngân hàng nhà nước).

- Theo quy định tại điều 6 về điều kiện được bảo lãnh thì Công ty Vietranimex "phải có tài sản thế chấp" cho ngân hàng, và doanh nghiệp đã thế chấp chính bằng lô sắt này. Điều 20 của Quy chế này quy định: " nếu đến hạn không có tiền trả thì phải nhận nợ và sau đó ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ". Điều 19 của Quy chế quy định :" trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh  ngân hàng phải kiểm tra giám sát tài sản thế chấp, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin tài liệu theo yêu cầu của ngân hàng".

- Điều 19 Quy chế vay và trả nợ nư­ớc ngòai ban hành kèm theo Nghị định 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ quy định như sau: " Trong trư­ờng hợp doanh nghiệp đư­ợc bảo lãnh không có khả năng trả nợ mà nợ đã đáo hạn, các cơ quan bảo lãnh chịu trách nhiệm trả nợ thay cho doanh nghiệp, đồng thời có quyền phát mại tài sản của doanh nghiệp đó để bù đắp các khỏan đã trả nợ thay theo quy định của pháp luật". Do đó việc Ngân hàng đã không phát mại tài sản thế chấp cùa doanh nghiệp dẫn đến còn nợ thì đó là lỗi của Ngân hàng và Ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm vật chất hà cớ gì mà lại bắt 1 pháp nhân mới phải chịu trong khi pháp nhân này không hề được sử dụng tiền từ việc bán lô sắt nhập khẩu (còn tiền vay thì đã chứng minh ở trên là không có)

- Căn cứ điều 18 của Điều lệ Ngân hàng Eximbank quy định khi cho khách hàng vay tiền thì Ngân hàng có quyền "Yêu cầu xuất trình tài liệu hồ sơ và cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính để xem xét quyết định cho vay" và có quyền" Từ chối quan hệ tín dụng nếu thấy trái pháp luật". Như­ vậy Ngân hàng phải biết vào thời điểm 28/11/1995 pháp nhân không còn mà vẫn ký HĐ với ông Ph­ương, ông Phư­ơng là Tổng giám đốc Cty Vietranimex cũ càng phải biết rõ về quyết định hợp nhất pháp nhân của Bộ chủ quản mà vẫn ký HĐ. Nh­ư vậy là có sự không minh bạch trong việc nhận nợ 1 triệu USD theo HĐ này. Căn cứ khoản 2 điều 22 Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23/9/1990 quy định:" Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay xuất trình các tài liệu chứng minh lý do vay và khả năng tài chính trư­ớc khi quyết định cho vay. Nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai lệch hoặc có gian trá thì tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay và thu hồi số tiền đã cho vay." Theo đại diện Ngân hàng khai tại phiên tòa phúc thẩm là Ngân hàng không biết vào ngày 27/11/1995 pháp nhân Công ty Vietranimex đã chấm dứt và ông Phương không phải là người đại diện cho pháp nhân mới thì sau ngày này Ngân hàng phải biết. Do đó Ngân hàng hoàn toàn có quyền chấm dứt HĐ 22 và thu hồi tiền ngay. Nhưng Ngân hàng đã không làm mà phải sau 10 năm mới đi khởi kiện do lợi dụng có sự nhận nợ của các pháp nhân sau. Điều này chứng tỏ Ngân hàng và cá nhân ông Ph­ương phải có lợi thì mới chấp nhận việc giao kết HĐ tín dụng khi không còn pháp nhân. Như vậy thì giao dịch này đã vi phạm điều cấm và đạo đức xã hội nên không thể bắt pháp nhân mới kế thừa nghĩa vụ dân sự phát sinh từ 1 HĐ được xác lập trái pháp luật. (Cụ thể là khoản nợ theo HĐ 22).

 

- Tại phiên toà phúc thẩm tuy không thừa nhận HĐ22 ngày 30/11/1995 nhưng Bị đơn cũng đã chứng minh Công ty Vietranimex cũng không còn nợ tiền thanh toán L/C trả chậm bằng bảng kê các khoản thanh toán từ 6/1/1995 đến 29/4/1904 là tiền bán lô sắt 10.000 tấn. Theo các khoản tiền và chứng từ mà Bị đơn cung cấp thì số tiền thanh toán từ 6/1/1995 đã trả thừa trị giá L/C nên Bị đơn đồng ý điều chuyển vào các khế ước trước đây mà không có tài sản thế chấp. Bị đơn không chấp nhận việc Ban lãnh đạo Công ty Vietranimex thông đồng với Ngân hàng đã sử dụng 1 phần tiền bán lô sắt để trả cho các khế ước không có khả năng thanh toán và không có tài sản thế chấp, dẫn đến là đơn vị vẫn còn nợ Ngân hàng tiền theo HĐ 20.

Luận cứ thứ tư liên quan đến việc thanh toán HĐ 20.

Ngoài  2 khoản tiền mà Bản án phúc thẩm yêu cầu làm rõ  là: Khoản tiền tổn thất hàng hoá là 57.870,41USD do Công ty bảo hiểm Đức bồi thường cho Công ty Vietranimex đã đề nghị chuyển vào tài khoản của Ngân hàng và khoản tiền hàng bị giao thiếu và giao sai chủng loại là 132,145USD căn cứ kết quả giám định của Công ty hàng hoá XNK Việt Nam (Vinacontrol) mà ông Đặng Văn Phương đã đề nghị Ngân hàng trừ  khi tháo khoán L/C (tức là giữ số tiền này lại khi thanh toán L/C). Phía Bị đơn còn đề nghị xrm xét thêm các khoản sau:

-Căn cứ đơn khởi kiện ngày 26/7/1994 của Nguyên đơn thừa nhận đã nhận 23.077, 77 USD là tiền lãi của HĐ tín dụng 22. Như đã chứng minh ở trên vì HĐ này không có thực nên không có lãi do đó khoản tiền lãi 23.077USD để nghị đối trừ vào số tiền nợ.

- Cũng căn cứ  và sự thừa nhận của Nguyên đơn tại Đơn khởi kiện thì có việc Công ty Vietranimex thanh toán trước thời hạn thanh toấn L/C và số tiền đã giữ là 1.982.425,09 USD. Tôi đề nghị Ngân hàng phải chịu lãi suất cho khoản tiền trả trước thời hạn này vì Ngân hàng cho Công ty Vietranimex vay cũng tính lãi và để đối trừ vào số nợ của HĐ 20. Số tiền này là:

Tóm lại: Về số liệu Bị đơn cung cấp thêm 4 khoản đề nghị HĐXX đối trừ vào số nợ của HĐ 20 (nếu HĐXX vẫn chấp nhận việc Ngân hàng sử dụng 1 phần tiền bán lô sắt 10.000 tấn để trả cho các khế ước khác). Ngoài ra việc tính lãi phạt cũng phải căn cứ vào số liệu mới cung cấp.

- Căn cứ vào các phiếu chi trả tiền vay để mở L/C từ số tiền bán lô sắt nhập khẩu (từ 6/1/1995 đến 28/2/1996) là 2.525,335,11USD và 3,105 tỷ đồng (t­ương đư­ơng 280.690,65USD ( tỷ giá 11.062đ/USD). Số tiền này đã được chuyển trả vào tài khoản của Ngân hàng Eximbank (Có bảng thống kê chi tiết gửi kèm theo).

Tóm lại: Ngoài ra căn cứ Bảng kê thanh toán của Ngân hàng từ 27/9/1995 đến 29/4/1997 thì thiếu: lãi 23.077,77USD và số tiền bảo hiểm Đức đền 57.870,4USD, hàng giao thiếu 132.145USD và tiền lãi do Vietranimex trả trước để ngân hàng thanh toán L/C là 26.844,82. Tổng cộng các khoản này là: 23.077,77USD + 57.870,4USD + 132.145USD + 26.844,82 = 239.938,00USD. Nh­ư vậy số tiền nợ gốc của HĐ số 20 chỉ còn là: 441.841,76USD – 239.938,00USD= 201.903,76USD.

Vì số tiền nợ gốc chỉ là 201.903,76USD nên từ đó tiền lãi cũng phải giảm t­ương ứng là 96.402,40 USD (chứ không còn là 306.777,30 USD). Trong năm 1995 Vietranimex trả 06 khoản lãi là 42.824,37USD ( Ngày 30/11/95 trả 9.075,23USD, ngày 4/12/95 trả 4.537,62USD, ngày 13/12/95 trả 02 khoản 14.955,02USD và 3.756,54USD, ngày 4/12/95 trả 2 khoản 6.711,78 USD và 3.788,18USD) như vậy số tiền lãi còn phải trả chỉ còn là :   96.402,40 USD -  42.824,37USD  = 53.578,03USD.

Như vậy cả tiền gốc là lãi là : 201.903,76USD +53.578,03USD = 255.481,79USD

Luận cứ thứ năm: Liên quan đến việc trình bày của những người đại diện cho Bị đơn tham gia tố tụng trư­ớc đây:

Ngày 21/6/2007 Tcty Vietracimex đã có công văn số 601/TCTCPTMXD gửi Toà án Hà Nội liên quan đến 1 số cán bộ của các công ty sau này có việc xác nhận nợ theo 2 HĐ tín dụng nói trên.

Quan điểm của chúng tôi như sau: Cho dù là có nhận nợ nhưng nếu sự thực khách quan là không có nợ thì không thể buộc Bị đơn phải trả tiền cho Ngân hàng được. Bản án phúc thẩm đã nhận định không thể căn cứ vào sự ký nhận nợ của Bị đơn mà quyết định xử buộc Bị đơn phải trả tiền là thiếu căn cứ xác đáng.

Ngoài ra chúng tôi cũng đề nghị HĐXX đặt vào hoàn cảnh lịch sử khi hợp nhất pháp nhân trứoc đây, doanh nghiệp mới phải lo giải quyết nhiều vấn đề về nhân sự, tổ chức và sản xuất kinh doanh, những người trong Ban lãnh đạo mới lại không phải từ Công ty Vietranimex cũ, mặt khác lại có dấu hiệu cố ý làm trái, cố ý giấu tài liệu sổ sách, không thực hiện bàn giao cho công ty mới. Từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn và nhận nợ không có căn cứ là có thể giải thích và thông cảm được.

Luận cứ thứ sáu: Theo quan điểm của Bị đơn đề nghị xác định Ngân hàng cũng có lỗi. Nếu Ngân hàng làm đúng quy định thu hồi tiền bán sắt để trả nợ thì đã đủ vì Cty Vietranimex đã phải thế chấp toàn bộ lô hàng này để Ngân hàng cho vay để thanh toán L/C trả chậm. Do đó nay Ngân hàng lại đòi nợ đối với Bị đơn là pháp nhân hoàn toàn không hề đ­ược sử dụng các khoản tiền vay Ngân hàng phải trả nợ là hết sức vô lý. Mặt khác Bị đơn nay là Tổng công ty cổ phần trong đó vốn của Nhà nư­ớc chiếm gần 74% còn lại của các cổ đông là ng­ười lao động. Nên việc bắt những chủ sở hữu mới phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ từ 2 HĐ tín dụng trái pháp luật tr­ước đây là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nư­ớc và công dân.

Do đó căn cứ điều 122 Bộ luật dân sự quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là: "Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xác hội" thì việc Bị đơn không chấp nhận 2 HĐ tín dụng và các giao dịch trước đây của Ban lãnh đạo cũ (trong đó có ông Đặng Văn Phương) với Ngân hàng và không chịu trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ trả nợ là có căn cứ.

Đề nghị của luật sư:

1. Trả lại đơn khởi kiện do chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của điểm đ khoản 1 điều 168 BLTTDS.

2. Nếu tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của Nguyên đơn thì đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đối với  HĐ tín dụng 22 ngày 30/11/1995 vì không có tài liệu này.

3. Nếu Tòa án vẫn xác định Công ty Vietranimex còn nợ thì chỉ nợ theo HĐ 20 ngày 22/8/1995 sau khi đối trừ các khoản tiền. Tiên lãi theo quy định cùa ngân hàng đối với cho vay bằng ngoại tệ

Trên đây là quan điểm của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng, kính đề nghị HĐXX nghiên cứu để ra 1 bản án công bằng, đúng pháp luật.

Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội,ngày 16 tháng 07 năm 2007.

        Luật sư

        Phan Thị Hương Thủy