Công dân nước ngòai cũng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng tòa án

Ngày cập nhật: 15/07/2014
ở Hà Nội có khách sạn Bảo Sơn nằm trên con đường mới mở tuyệt đẹp mang tên 1 vị tướng của thời chống Mỹ đó là đường Nguyễn Chí Thanh. Năm 2002 xảy ra vụ tranh chấp đòi tiền dịch vụ khách sạn và tour du lịc giữa chủ nhân của khách sạn Bảo Sơn-Công ty du lịch dịch vụ và đầu tư Nghi tàm và một công dân Pháp, vốn là đối tác trước đây của nguyên đơn- tên là Thierry Berger.

Vụ việc bắt đầu bằng 1 đơn tố giác của Nguyên đơn đến Cơ quan công an. Sau 1 thời gian ngắn giải quyết, vụ việc đã được Cơ quan công an chuyển sang tòa án dân sự -Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết vì không phát hiện có dấu hiệu hình sự mà chỉ là dân sự thuần túy. Sau khi thụ lý vụ việc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Ngày 1/10/2002 tòa án Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Bị đơn theo yêu cầu của Nguyên đơn bằng việc đánh 1 công văn sang Cục quản lý xuất nhập cảnh cấm ông Berger xuất cảnh ra khỏi Việt Nam để giúp tòa án có điều kiện giải quyết vụ án đúng pháp luật bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các đương sự. Việc tòa án Hà Nội áp dụng biện pháp ngăn chặn này là cần thiết và đúng pháp luật vì nếu ông Berger mà về Pháp không sang thì vụ án sẽ không giải quyết được vì thiếu Bị đơn. Tuy nhiên sau đó ông Berger đã thuê luật sư Việt Nam để thay mặt ông ra tòa giải quyết việc kiện với tư cách là người đại diện của Bị đơn. Căn cứ điều....Bộ luật dân sự thì " người đại diện theo ủy quyền có tư cách như chính người ủy quyền. Giấy ủy quyền cũng được lập đúng quy định của pháp luật và được Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội chứng thực. Tuy đã có người đại diện cho Bị đơn, nhưng tòa án Hà Nội cũng vẫn không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với Bị đơn vì lý do: Luật sư chỉ là đại diện ra tòa chứ không thể thay mặt Bị đơn để thi hành án. Khi biết được lý do này của tòa án, lập tức vị luật sư đã tư vấn cho  ông Berrger thuyết phục được một công ty nước ngòai được phép hoạt động tại Việt Nam bảo lãnh cho mình. Theo quy định của pháp luật thì công ty này sẽ chịu trách  nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh. Những tưởng tòa án sẽ nhanh chóng hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vì không còn lý do nữa. Nhưng mọi văn bản đề nghị của Bị đơn đều bị rơi vào im lặng bởi lý do trong công văn xin bảo lãnh của Công ty nọ không có từ " vật chất". Thế là vị công dân nước ngòai nọ phải chịu cảnh cầm tù tại Việt Nam để chờ đợi sự giải quyết của tòa án ròng rã suốt hơn 1 năm. Trong khi pháp luật Việt Nam quy định thời gian tối đa để giải quyết 1 vụ án dân sự có yếu tố nước ngòai là 6 tháng. Cuối cùng thì vào một ngày đẹp trời không hiểu lý do gì tự nhiên Nguyên đơn nằng nặc làm đơn đề nghị nhà tòa cho rút đơn kiện. Sự việc sẽ chẳng có gì là bất bình thường vì điều ....Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã quy định một trong những quyền cơ bản của đương sự là quyền được rút đơn kiện và trách nhiệm của tòa án là ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhưng tại quyết định đình chỉ tòa án Hà Nội đã quyết định chuyển hồ sơ lại cho Cơ quan công an theo yêu cầu của Nguyên đơn. Đương nhiên là công dân nước ngòai kia đã yêu cầu luật sư của mình kháng cáo (đối với phần nội dung chuyển vụ án cho Cơ quan công an theo nguyện vọng của Bị đơn vì chẳng có quy định nào trong luật quy định trách nhiệm này của tòa án). Và thế là hồ sơ vụ án đã được chuyển lên tòa án cấp phúc thẩm để giải quyết theo trình tự tố tụng. Vấn đề trở nên phức tạp khi tòa án Hà Nội lại kiên quyết không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn mặc dù tòa án đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do Nguyên đơn đã không yêu cầu tòa án giải quyết nữa. Lý do lần này được đưa ra là: vì đương sự có kháng cáo nên quyết định định chỉ đã không có hiệu lực! Qủa là một sự áp dụng pháp luật tùy tiện vì chỉ có phần nào bị kháng cáo thì mới không có hiệu lực. Có nghĩa là phần quyết định đình chỉ do Nguyên đơn rút đơn kiện đã có hiệu lực pháp luật vì chẳng có bên nào kháng cáo. Thế nhưng tòa án Hà Nội vẫn không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của mình khiến cho Bị đơn đã buộc phải tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo đến Tòa án cấp cao, Viện kiểm sát thậm chí đến cả Đại sứ quán Pháp nhờ can thiệp.
Thiết nghĩ mọi đương sự tham gia tố tụng đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả họ là quốc tịch nước ngoài. Luật pháp tố tụng của Việt Nam đã có nguyên tắc đối xử như công dân với các đương sự là người nước ngòai kể cả trong tố tụng, cụ thể là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ngòai cũng được bảo vệ bằng tòa án và pháp luật củaViệt Nam kể cả trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                     -------------***-------------

        GIẤY ỦY QUYỀN

Tôi, Thierry BERGER, sinh ngày 12/02/1961

Quốc tịch Pháp

Thường trú tại 19 đường AUDIFRET, 06100 thành phố NICE, Cộng hòa Pháp, tạm trú: 87B1 Ngõ 2, Giảng Võ, Hà Nội

Đơn vị công tác PRINTSOLUCE Việt Nam, số 2, đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

Bằng giấy này ủy quyền toàn bộ cho Luật sư Phan Thị Hương Thủy, Văn phòng luật sư Hoàng Long, trụ sở tại 768, Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thay mặt tôi giải quyết việc kiện của Công ty Dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm về việc đòi nợ tiền tại các cấp tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bà Thủy được nhân danh tôi ký mọi giấy tờ có liên quan.

Giấy ủy quyền này có hiệu lực cho đến khi giải quyết xong vụ kiện.

           

Làm tại Hà Nội, ngày 14/11/2002

Chứng thực chữ ký này là của

Ông Thierry Berger.                                                    THIERRY BERGER

Hà Nội, ngày 15/11/2002                                                        (Đã ký)

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

Tùy viên pháp luật Lãnh sự quán

Dominique EVANNO

(Đã ký và đóng dấu)