Câu chuyện pháp đình: Quyền được ly hôn của mẹ

Ngày cập nhật: 25/07/2011
Tuy trong luật có những quy định về bảo vệ người phụ nữ , nhưng cơ chế để đưa luật vào cuộc sống vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là quan niệm và định kiến của xã hội về quyền được ly hôn của người phụ nữ

Ngày hôm nay theo kế hoạch mình định đến Tòa án HN định xem lại hồ sơ cho vụ án ngày mai...Từ xa đã thấy cổng tòa bị 1 đám đông vây chung quanh, thấp thoáng có vành khăn trắng, hỏi ra biết hôm nay có vụ án hình sự xử tội giết người, thảo nào vừa thấy 1 xe bít bùng của cảnh sát chở 3 phạm nhân đến...Lại gặp cảnh tang tóc... nên mình quyết định quay về Văn phòng tiếp 1 thân chủ trong 1 vụ án ly hôn mà Tòa án huyện Thanh Trì đang giải quyết.

Ngồi trước mặt mình là 1 phụ nữ vẫn còn trẻ, trông mỏng mày hay hạt. Nhưng số tình duyên thì long đong, lận đận...Sinh ra ở 1 làng quê vùng ven Hà nội cũ -đất Thanh trì, bao trai làng đến hỏi lại không lấy..đi lấy 1 người quê mãi tận Hà nam...Nghề nghiệp không có chẳng may bị tai nạn...chạy chữa khỏi chết thì lại què quặt...không thể lao động đỡ đần vợ...Sinh ra rượu chè lêu lổng người vợ trẻ vì sợ bố mẹ xấu hổ không dám ly hôn cứ cắn răng chịu đựng lầm lũi làm ăn, nuôi con, nuôi báo cô chồng một mình...Nhưng các cụ bảo thường thì "họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai"...Rồi cái gì đến sẽ đến ..năm 1998 tên chồng vô công rồi nghề bị dính vào án hình sự bị xử liền hai tội danh: tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và hiếp dâm tập thể với mức án 12 năm tù giam...Vì què nên được tại ngoại sau khi tòa án tuyên hắn bỏ trốn sống chui lủi....Sau gần 3 năm lẩn trốn đến năm 2001 bị truy nã bắt được cho đi thụ án tại Thanh Hóa..Vì con còn nhỏ nên người đàn bà này lại 1 lần nữa không dám ly hôn....Cho đến năm 2009 chị ta mới chợt nhận ra đã đến lúc phải nghĩ đến quyền tự do và quyền hạnh phúc cho riêng mình...Thế là chị ta vác đơn xin ly hôn ra tòa...Nhưng đúng như các cụ nói...cái số long đong lận đận..hồng nhan bạc phận...Chẳng Tòa án nào nhận đơn của người đàn bà khốn khổ này để giải quyết vì 1 lẽ đơn giản: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn xin ly hôn của nguyên đơn là tòa án nơi bị đơn cư trú....Như vậy là phát sinh tranh chấp về thẩm quyền của tòa án cụ thể: Tòa án Thanh Trì nơi ở của Bị đơn khi phạm tội lại không phải nơi đăng ký hộ khẩu thường trú...Tòa án tại Nam Định cũng không thụ lý vì hắn ta đã bỏ đi biệt xứ từ đời nảo đời nào chỉ còn hộ khẩu ở đó...Nơi cư trú thực tế của Bị đơn chính là Trại giam ở tỉnh Thanh Hóa ..thì luật chưa quy định Tòa án ở đây có thẩm quyền thụ lý giải quyết ly hôn mà đương sự là phạm nhân... :!:
Cuối cùng không biết ai mách, chị ta lần tìm được điện thoại của mình và nhờ giúp đỡ...Sau nhiều lần cố gắng thì cuối cùng mình cũng giúp được cho chị ta khâu được Tòa án Thanh trì thụ lý đơn kiện... ;) .
Nhưng..(lại nhưng...tức là lại trục trặc, sau cái số người đàn bà này lận đận thế không biết)...Sau nhiều lần giao dịch giữa thẩm phán và Ban quản lý Trại giam...đồng ý cho tiến hành đối chất giữa Nguyên đơn và Bị đơn trong trại...vì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự ..tòa án muốn đưa ra xét xử 1 vụ án dân sự (vụ án ly hôn chia tài sản cũng thuộc dân sự) thì vẫn phải tuân theo trình tự thủ tục thông thường...Vào hôm làm việc trong Trại, sau khi Bị đơn đã được lấy lời khai xong, chuẩn bị thủ tục đối chất với Nguyên đơn thì...chị ta bỗng chạy tọt vào 1 phòng trống ở cạnh đó khóa trái cửa lại không chịu ra làm việc.Mọi người đứng ngoài ra sức khuyên giải bảo mở cửa nhưng chị ta nhất định không mở ..mà lại nói chuyện oang oang với ai đó.. :o .Phải đến 4-5 tiếng sau chị ta mới mở cửa...mọi người vào phòng thì thấy trong đó chỉ có 1 mình chị ta ...nhưng chị ta lúc đấy trông mặt trắng bệch như người chết...thẫn thờ không biết gì...không nhớ gì...đến nỗi vị thẩm phán đành nhờ mấy quản giáo tháp tùng ra xe ô tô..ngược về Hà nội :( .
Ngày hôm đó mình cũng không làm được việc gì vì điện thoại luôn réo gọi từ Thanh Hóa bảo thân chủ mình bị thần kinh...giục mình liên lạc với chị ta để khuyên bảo ...vì khó có thể nhờ bố trí làm việc lần thứ hai. Mình có gọi điện thì ở đầu bên kia (lúc đó chị ta đang ở trong phòng) nói với mình giọng ráo hoảnh: 'Em không việc gì ..Tý về sẽ nói chuyện...Còn bây giờ em đang nói chuyện với anh em...Anh em bảo chuyện đâu có đó..Chị không phải lo cho em!"
Phải mấy hôm sau chị ta mới đến Văn phòng mình làm việc và nói đại loại rằng...Em chẳng nhớ những gì xảy ra nhưng linh hồn của anh em bảo...Cứ giải quyết ly hôn trước..Còn chuyện tài sản tính sau...Đừng cắt ngay 1 lúc như vậy...thì hơi quá...cũng là để từ từ ...duyên tình của em phải cuối năm mới dứt nên không có gì mà vội..
Hỏi ra mới biết chị ta có 1 người anh chết trẻ oan ức nên hồn hay về báo mộng bảo làm cái nọ làm cái kia...Đúng là khó tin...Nhưng mà nếu nghe chị ta nói thì cũng không thể không tin...Đấy chị xem ...cảnh mẹ con em quá mẹ góa con côi...chồng chẳng ra chồng, như cái nợ đời.Trong suốt từng ấy năm nếu không có linh hồn của anh em hướng dẫn chỉ bảo...thì em làm sao được như thế này..(Bây giờ chị ta là chủ xưởng làm bánh mì chuyên cung cấp cho siêu thị bán lẻ).Con trai em làm sao mà khôn lớn và đang học Bách Khoa...và nó cứ giục mẹ ly hôn với bố đi...(mà đúng thật, thằng bé trông mặt mũi sáng sủa hình như sắp có người yêu)...
Nhưng đúng số chị ta đa đoan..vì lại tiếp tục gặp hạn....Hôm nay chị ta đến báo tin cho luật sư là vị thẩm phán yêu cầu rút đơn kiện vì lý do: Bị đơn đang bị mất quyền công dân không thể tham gia tố tụng để thực hiện quyền và nghĩa vụ. Và dọa nếu không rút đơn thì sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án để đợi Bị đơn mãn hạn tù ...Mình đã lường trước vụ việc nên đã tư vấn cho chị ta gửi đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện...xin rút phần tài sản giải quyết sau...chỉ đề nghị tòa án giải quyết ly hôn...
Theo quy định của luật thì ly hôn là quyền nhân thân quan trọng làm sao mà đợi khi chồng ra tù mới giải quyết được..Mình an ủi chị ta nếu Tòa án huyện Thanh Trì ra quyết định tạm đình chỉ thì sẽ kháng cáo lên Tòa án Hà nội...Ngoài ra sẽ còn phải sử dụng các biện pháp khác hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (để nghĩ đã).

Tuy trong luật có những quy định về bảo vệ người phụ nữ , nhưng cơ chế để đưa luật vào cuộc sống vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là quan niệm và định kiến của xã hội về quyền được ly hôn của người phụ nữ. Nên theo mình, sự nghiệp giải phóng người phụ nữ trước hết là phải xóa tan mọi định kiến, phong tục tập quán và quan niệm lỗi thời lạc hậu- tàn tích của lễ giáo phong kiến xưa kia về hôn nhân và gia đình, phải xây dựng những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, của mọi thành viên trong xã hội theo hướng bảo vệ các quyền con người của người phụ nữ.